Tác động dân chủ hoá Bệnh_Minamata

Theo như Timothy S. George, những cuộc phản đối xung quanh căn bệnh đã thể hiện là trợ giúp cho quá trình dân chủ hoá ở Nhật Bản. Khi mà những trường hợp mắc bệnh đầu tiên được ghi nhận và sau đó bị lấp liếm, những quyền lợi của các nạn nhân đã không được ghi nhận, và họ đã không nhận được bất kì khoản bồi thường nào. Thay vào đó, những nạn nhân đã bị tẩy chay khỏi cộng đồng của họ chỉ vì những ngộ nhận về căn bệnh, khi mà mọi người sợ căn bệnh là lây lan.

Những người bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự ô nhiễm của Minamata ban đầu đã không được phép tham gia vào các hành động có thể ảnh hưởng tới tương lai của họ. Những nạn nhân, vốn là các gia đình làng chài, và các công nhân nhà máy đã bị ngăn chặn không cho tranh luận. Tình hình tiến triển hơn khi mà các nạn nhân Minamata đã cuối cùng được cho phép đến gặp mặt để đàm phán về vấn đề đang tồn tại lúc đó. Và kết quả là, sau chiến tranh Nhật Bản đã bước một bước nhỏ tới nền dân chủ.

Thông qua sự tiến triển của tình cảm của cộng đồng, các nạn nhân và những người phản kháng về môi trường đã có thể đạt được chỗ đứng và hành động có hiệu quả hơn trong việc kiện tụng của mình. Sự tham gia của báo chí cũng đã góp phần vào quá trình dân chủ hoá bởi vì nó đã giúp có thêm nhiều người nhận thức được hơn về thực trạng căn bệnh Minamata và sự ô nhiễm môi trường đã gây ra căn bệnh đó.

Mặc dù các cuộc phản kháng môi trường đã thực sự khiến Nhật Bản trở nên dân chủ hoá hơn, nó đã không thể giải phóng Nhật Bản hoàn toàn khỏi hệ thống đã đàn áp những người ngư dân và các nạn nhân của căn bệnh Minamata.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bệnh_Minamata http://www.amazon.com/Toxic-Archipelago-Industrial... http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=985.... http://www.masters-of-photography.com/S/smith/smit... http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/j.1440-... http://ias.umn.edu/2010/09/16/toxic-archipelago-br... http://www.umn.edu/ships/ethics/minamata.htm http://www.unu.edu/unupress/unupbooks/uu35ie/uu35i... http://www.unu.edu/unupress/unupbooks/uu35ie/uu35i... http://www.atsdr.cdc.gov/tfacts46.html http://www.who.int/classifications/apps/icd/icd10o...